Thời gian phục vụ Seta (tàu pháo Nhật)

Seta đã được đặt lườn vào ngày 29 tháng 4 năm 1922 và hạ thủy ngày 30 tháng 6 năm 1922 tại Nhà máy đóng tàu Harima tại Aioi, Hyogo, Nhật Bản. Do thiết kế không có khả năng di chuyển ngoài khơi xa nên Seta được chia thành nhiều phần và chuyển đến Nhà máy đóng tàu Tunghwa ở Thượng Hải, nơi cô được lắp ráp lại và hoàn thành vào ngày 20 tháng 10 năm 1923. Seta được giao nhiệm vụ tuần tra sông Dương Tử từ Thượng Hải đến Tam Hiệp, để bảo vệ thương mại và như một màn trình diễn vũ lực bảo vệ các công dân và lợi ích kinh tế của Nhật Bản trong suốt những năm 1920 và đầu những năm 1930. Từ tháng 2 năm 1932, Seta được điều vào Hạm đội viễn chinh Trung Quốc thứ Nhất.[2]

Khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Seta có trụ sở tại Trường Sa và được sử dụng để sơ tán cư dân Nhật Bản khỏi nội địa Trung Quốc. Trong trận Thượng Hải, Seta đổ bộ quân tiếp viện của Lực lượng đổ bộ hải quân đặc biệt (SNLF) và bắn phá các vị trí của Trung Quốc tại Thượng Hải vào ngày 13 tháng 8 năm 1937. NÓ cũng góp phần hỗ trợ việc sơ tán 20.000 trong số 30.000 cư dân Nhật ở hượng Hải, và bắn hỗ trợ cuộc đổ bộ của Sư đoàn 3, Sư đoàn 8Sư đoàn 11 thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào phía bắc của Thượng Hải.[2] Vào ngày 26 tháng 6 năm 1938, Seta, cùng với các tàu pháo TobaKotaka và các tàu rải mìn Tsubame, Kamome, NatsushimaNasami tham gia Trận Mã ĐángTrận Cửu Giang sau đó với vai trò bắn phá các vị trí của quân Trung Quốc và quét mìn trên sông Dương Tử. Nhiều thủy thủ đoàn bị thương hoặc bị giết bởi hỏa lực nhẹ của quân Trung Quốc trước khi SNLF có thể chiếm được Pháo đài Mã Đáng.[2]

Khoảng năm 1940, Seta được trang bị hai súng phòng không 80mm/40 li và năm súng máy Hotchkiss 13,2 mm. Từ ngày 4 tháng 11 năm 1941, Nó đóng quân tại Hán Khẩu, hợp tác với các đơn vị Lục quân Nhật trong việc điều hành các hoạt động dẹp loạn. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1942, Seta tham gia vào "Chiến dịch SE" và được điều vào lực lượng đặc nhiệm tấn công hồ Động Đình cùng với các tàu pháo KatataSumida. Vào ngày 25 tháng 11, năm thủy thủ đoàn đã thiệt mạng khi Seta bị các máy bay chiến đấu của Không quân số 14 thuộc không quân lục quân Hoa Kì bắn rỉa.[2]

Khoảng cuối năm 1943, vũ khí phòng không của Seta được nâng cấp thêm với việc thay thế năm súng máy Hotchkiss bằng sáu khẩu súng phòng không Mẫu 96.

Vào ngày 6 tháng 6 năm 1943, bảy máy bay chiến đấu P-40 Warhawk của USAF đã khống chế Seta gần Sơn Tây, giết chết 14 thủy thủ đoàn, bao gồm thuyền trưởng Hisashi Matsumoto và làm bị thương thêm 14 người nữa. Cô đã được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Kiangnan ở Thượng Hải vào cuối tháng 7. Cô được chỉ định trở lại Hán Khẩu để tuần tra thượng nguồn sông Dương Tử và bị tấn công lần nữa vào ngày 1 tháng 9 năm 1943, ngày 22 tháng 5 năm 1944 và ngày 11 tháng 6 năm 1944 mà không bị thiệt hại. Tuy nhiên, một cuộc tấn công vào ngày 17 tháng 8 đã phá hỏng đuôi tàu và bánh lái của cô, và cô phải được kéo đến Thượng Hải để sửa chữa. Sửa chữa được hoàn thành vào ngày 24 tháng 10; tuy nhiên hai ngày sau cô lại bị đánh bom và chìm.[2] Vũ khí của cô được trục vớt để giúp củng cố hệ thống phòng thủ trên đất liền của Thượng Hải và cô đã bị loại khỏi đăng bạ hải quân vào ngày 30 tháng 9 năm 1945.[1]

Xác tàu được trục với sau khi kết thúc chiến tranh và được sửa chữa rồi đưa vào Hải quân Trung Hoa Dân Quốc với tên gọi Trường Đức (tiếng Trung: 長徳). Sau đó, Seta bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt giữ cùng với Toba trong Nội chiến Trung Quốc và được đưa vào Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân vào ngày 30 tháng 11 năm 1949 với tư cách là pháo hạm Mân Giang (tiếng Trung: 閩江). Cuối cùng, cô đã bị tháo dỡ vào những năm 1960.

Liên quan